Logo NDUN
Lên đầu trang
Thứ sáu, 29/03/2024 18:06


Khám, chữa bệnh từ xa vừa phục vụ người bệnh, vừa cải thiện hệ thống cơ sở y tế. Mô hình này giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn trong bối cảnh có dịch bệnh. Điều quan trọng hơn cả theo các chuyên gia khám chữa bệnh trực tuyến, khám bệnh từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba, vừa minh bạch thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, giảm tiền mặt, giảm chi phí cho người dân.

Telehealth -Không còn giới hạn giữa các tuyến khám, chữa bệnh

Bệnh nhân ở Nguyễn Đức T.  Bắc Quang -Hà Giang vào viện lý do vào viện là đau ngực trái, khó thở, đau đầu chóng mặt. Với tiền sử ung thư phổi trái đã 6 tháng và di căn não.

Một tuần trước khi vào viện bệnh nhân đau đầu chóng mặt, kèm theo đau ngực trái, khó thở, mệt, ăn ngủ kém. Ở nhà bệnh nhân không dùng thuốc gì.

Khi khám các bác sĩ cho thấy bệnh nhân thể trạng gầy, da sạm, mạch 64/ ph, Huyết áp 150/79mmHg. Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đã được gủi xuống bệnh viện bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Chúng tôi gửi bệnh án, phim chụp của bệnh nhân, nhờ các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hội chẩn và cho hướng điều trị", bác sĩ Tú- Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang- Hà Giang nói.

Ngay lập tức, toàn bộ kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, hình ảnh chẩn đoán... của bệnh nhân được chuyển đến Hà Nội qua hệ thống PACS/Tele-radiology.

Tiến sĩ Lê Tuấn Linh, Trưởng Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, nhận định;  phim chụp cắt lớp vi tính ngực của bệnh nhân tổn thương bên trái tràn dịch màng phổi, toàn bộ bên trái phổi đã xẹp. Có tổn thương hình khối nhiều mạch máu, gây tắc nhánh phế quản bên trái . Có hạch trung thất, các hạch trước khí quản lên sát cổ, tổn thương tuyến thượng thận và có một số hạch nằm ở tâm vị của bệnh nhân. Điều này cho bệnh nhân bị ung thư phổi ở giai đoạn tương đối muộn.  Đối với Phim chụp cắt lớp vi tính sọ não của bệnh nhân cho thấy tổn thương di căn não.

 

TS. Trịnh Lê Huy- Phó trưởng Bộ môn Ung thư trường Đại Học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ BV Đại Học Y Hà Nội cho biết, với bệnh nhân này ung thư phổi di căn cả thượng thận và não, hướng điều trị cần phải có mô bệnh học nhưng bệnh nhân chưa làm chẩn đoán mô bệnh học trong khi thường những bệnh nhân di căn hạch như này thì việc di căn hạch thượng đòn là rất lớn.. do vậy Bs Huy đề nghị các bác sĩ bệnh viện Đa khoa KV Bắc Quang Hà Giang kiểm tra kỹ khu vực thượng đòn 2 bên nếu có hạch thượng đòn thì kiểm tra sinh thiết sẽ ít gây biến chứng hơn cả.

Nếu không có hạch thượng đòn thì sẽ tính đến việc sinh thiết u phổi hoặc u não. Ngoài ra cần kiểm tra toàn thân kỹ cho bệnh nhân khảo sát xem bệnh nhân có di căn cột sống chưa rồi mới đi vào điều trị.

PGS. TS Kiều Đình Hùng- Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết thêm, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn di căn lên não nếu tìm được đột biến gen thì mới có hy vọng, nếu không có đột biến gen thì chỉ điều trị triệu  chứng. Để chọc lấy bệnh phẩm thì cần lấy tại phổi vừa giúp bệnh nhân đỡ khó thở vừa hạn chế được biến chứng. Nếu có điều kiện sinh thiết u phổi. Đối với u não thì kích thước nhỏ và tỷ lệ do ung thư phổi di căn thì việc điều trị ở phổi ổn định thì không cần can thiệp ở não.  PGS Hùng chẩn đoán.

Đứng trước thực tế như vậy, PGS.TS. Đào Xuân Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐHYHN đã đề nghị bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang  giúp đỡ bệnh viện đa khoa KV Bắc Quang làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả, các bác sĩ có hướng điều trị như trong hội chẩn, bệnh nhân không cần chuyển viện.

Sau khi bệnh nhân được các chuyên gia tại Hà Nội hội chẩn, kết quả được đưa vào hệ thống. Tại Hà Giang, bệnh nhân và nhân viên y tế có thể tra cứu dữ liệu bằng tài khoản và mật khẩu của mình.

 

Cũng tại buổi hội chẩn các bệnh nhân như: Bùi Thị M, Nữ, 88 tuổi, được chẩn đoán sơ bộ là tăng huyết áp/ suy thận cấp biến chứng OAP/ Gẫy cổ xương đùi phải/ viêm phổi; Bệnh nhân Nguyễn Thị K, Nữ, 60 tuổi được chẩn đoán sơ bộ là vêm phổi – Tăng huyết áp – Đái tháo đường tuyp II; Bệnh nhân Nông Văn D, Nam, 41 tuổi được chẩn đoán sơ bộ là nhiễm trùng cẳng bàn chân 2 bên / Goute / Hội chứng Cushing…. Cũng được các chuyên gia hội chẩn đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị đỡ tốn kém nhất cho bệnh nhân.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thông thường lượt bệnh nhân khám theo lịch hẹn qua tổng đài chiếm 15-20% lượng khám trong ngày. Hiện do dịch bệnh, số bệnh nhân đặt lịch hẹn khám nhưng không đến viện ngày càng tăng, một số người đã tử vong do nhồi máu cơ tim cấp do không đến bệnh viện.

Việc ứng dụng hệ thống khám chữa bệnh, tư vấn bệnh từ xa sẽ giúp bệnh nhân kịp thời được kiểm tra, kiểm soát sức khỏe.

Cơ hội lớn cho bác sĩ tuyến dưới,  giảm chi phí cho người dân

Theo PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị tiên phong ứng dụng triển khai khám chữa bệnh từ xa - TeleHealth trong mùa dịch Covid-19. Từ 2 bệnh viện ban đầu là Bệnh viện đa khoa Mường Khương (Lào Cai), Bệnh viện đa khoa Quảng Xương (Thanh Hoá), sau gần 4 tháng triển khai đã có 64 cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tham gia Đề án Khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Cùng với hội chẩn, các chuyên gia ở BV Đại học Y Hà Nội còn có các báo cáo chuyên đề, cập nhật kiến thức của các chuyên ngành cho cán bộ y tế tuyến dưới. Đến nay, đã có nhiều báo cáo với các chủ đề, chuyên khoa khác nhau: ngoại tiết niệu, tim mạch, ung thư, can thiệp chẩn đoán hình ảnh, ngoại chấn thương, sức khỏe tâm thần, nội tiết…

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đáng nói là tất cả các trường hợp mà BV tuyến dưới đưa ra hội chẩn, đều là các ca bệnh nặng, phức tạp, mà các bác sĩ cơ sở gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị. Nhờ các buổi KCB từ xa, nhiều bệnh nhân nặng đã được cứu sống, khi các chuyên gia của BV Đại học Y Hà Nội cùng các bác sĩ tuyến dưới hội chẩn, đưa ra hướng xử lý chính xác và kịp thời.

Vì thế, mỗi buổi KCB từ xa không chỉ giúp các bác sĩ tuyến dưới có hướng xử lý ngay với từng bệnh nhân, mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh, mà thông qua các cuộc trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, các bác sĩ tuyến dưới có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng KCB của ngành y tế.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp - BV Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ về vấn đề này, theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp - BV Đại học Y Hà Nội - cho biết các BV đều có thể tham gia khám chữa bệnh từ xa, bằng việc đề xuất để BV Đại học Y Hà Nội khảo sát, đánh giá hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và quyết định lựa chọn. “Không chỉ hỗ trợ các BV tuyến dưới trong các buổi KCB từ xa, các bác sĩ của BV Đại học Y Hà Nội còn hỗ trợ các bác sĩ tuyến dưới trong điều trị, phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh bất cứ lúc nào”. BS Đào nói.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào chia sẻ thêm, việc triển khai mô hình KCB từ xa mang lại nhiều lợi ích cho y tế tuyến dưới. Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ TTTT, Tập đoàn Viettel cùng đội ngũ thầy thuốc nhiệt huyết, cũng còn nhiều khó khăn. Đó là các BV đề xuất KCB từ xa hầu hết ở các địa phương rất khó khăn về đi lại cũng như về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, để kết nối. Hiện cũng chưa có chính sách cụ thể, chưa có kinh phí cho mô hình này, nên BV Đại học Y Hà Nội phải tự xoay sở trong nguồn kinh phí của BV để hỗ trợ các BV tuyến dưới.

 

 

 

Cả nước hiện có 40 bệnh viện tuyến Trung ương; 492 bệnh viện tuyến tỉnh; 645 bệnh viện tuyến huyện; 72 bệnh viện ngành; 275 bệnh viện tư nhân; 32.000 Phòng khám tư nhân; 11.000 trạm y tế.

Dự kiến tháng 9, khoảng 1.000 cơ sở y tế sẽ tham gia vào kết nối khám chữa bệnh từ xa.

Theo đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" của Bộ Y tế có 24 bệnh viện tuyến trên (gồm 18 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) tham gia.

Ðề án hướng đến 5 mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến trên gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa. Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến dưới gồm một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, kể cả bệnh viện tư nhân thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

Thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, xa, khó khăn. Giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và tiền túi của người dân.

Theo Suckhoedoisong.vn

 

Tin liên quan